Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị cho bé

Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị cho bé

vang da o tre so sinh dau hieu va cach dieu tri cho be 03

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng có hiện tượng da màu vàng ngay sau sinh, mức độ vàng da nặng và nhẹ còn tuỳ thuộc vào dấu hiệu vàng da của con. Bố mẹ có thể tìm hiểu tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh cùng Gafo qua bài viết sau đây. 

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng 25-30% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp

Ở trẻ sơ sinh chức năng gan thận chưa hoàn chỉnh, lượng Bilirubin tự do chưa được loại bỏ hết ra khỏi máu nên gây ra hiện tượng vàng da.

Thông thường hiện tượng vàng da sẽ biến mất sau 1-2 tuần mà không cần điều trị gì, một số trường hợp vàng da kéo dài hơn thời gian trên cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng cho trẻ sau này.

Các dạng vàng da sơ sinh phổ biến

Có 2 thể vàng da :vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý

Thường chiếm 25-30% trẻ đủ tháng và hơn 80% trẻ đẻ non. Có một số đặc điểm như:

– Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.

– Mức độ vàng da nhẹ – trung bình.

– Tốc độ vàng da tăng chậm, đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3 – 4 (trẻ đủ tháng), ngày thứ 5 – 6 (trẻ đẻ non) rồi giảm dần.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Tốc độ vàng da tăng chậm, đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3 – 4 

– Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.

– Chỉ vàng da vùng mặt, cổ ,ngực và phần bụng phía trên rốn.

– Vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác (như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)

– Vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ sẽ tự động biến mất sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và sau 2 tuần với trẻ non tháng mà không cần điều trị gì.

Vàng da bệnh lý

Vàng da có thể do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể. Vàng da bệnh lý với những đặc điểm sau đây:

– Vàng da xuất hiện sớm trước 24 – 36 giờ tuổi.

– Mức độ vàng da vừa đến rõ, vàng kết mạc mắt (lòng trắng).

– Vàng lòng bàn tay ,lan nhanh xuống dưới rốn cẳng chân, lòng bàn chân.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da có thể do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể

– Tốc độ vàng da tăng nhanh xuống toàn thân.

– Vàng da kéo dài trên 1 tuần (đủ tháng) hay trên 2 tuần (đẻ non).

– Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

– Vàng da bệnh lý khi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường như:

Nôn.

Bú kém, bụng chướng.

Ngưng thở.

Nhịp thở nhanh.

Nhịp tim chậm.

Hạ thân nhiệt.

Sụt cân.

Xanh tái, ban xuất huyết.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Bé bị vàng da bệnh lý tình trạng sẽ nặng hơn

Dấu hiệu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê.

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng không thể coi thường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sau này.

Vàng da bệnh lý mức độ vừa và nặng cần điều trị tại các cơ sở y tế.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng vàng da trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng.

Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da sơ sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng vàng da trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên

Đồng thời quan sát tổng quan như vấn đề ăn uống, vấn đề vệ sinh  và yếu tố tinh thần  để nhận biết những dấu hiệu bất thường.

Những ngày đầu sau sinh vấn đề vàng da sơ sinh thường xảy ra nhưng nếu không được phát hiện và xử chí sớm. Vàng da sinh lý chuyển sang thể vàng da bệnh lý điều trị sẽ mất nhiều thời gian và có thể để lại biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ sau này (Bilirubin não cấp tính, vàng da nhân não).

Cần cho trẻ đi khám chẩn đoán sớm khi có các dấu hiệu vàng da sơ sinh để có hướng chăm sóc cũng như điều trị phù hợp.

Điều trị vàng da sinh lý

Trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý chỉ cần cho trẻ điều trị ở nhà: Cho trẻ tắm nắng 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng trước 8h30’ hoặc sau 16h chiều.

Cách tắm nắng:

  • Cởi bỏ quần áo, khăn, mũ, tất, bao tay  bộc lộ vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt.
  • Thay đổi từng tư thế để phần lưng, bụng được tiếp xúc với ánh nắng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ tắm nắng 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng trước 8h30’ hoặc sau 16h chiều

Điều trị vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý không thể chủ quan tự điều trị ở nhà mà cần được khám, chẩn đoán mức độ vàng da và được điều trị tại cơ sở y tế.

Tùy vào mức độ cũng như nguyên nhân gây vàng da bệnh lý có thể áp dụng các biện pháp:

– Chiếu đèn (đèn hồng ngoại, ánh sáng xanh) là phương pháp áp dụng chủ yếu vừa tiết kiệm vừa hiệu quả ở mức độ bệnh nhẹ và vừa.

– Truyền abulmin hoặc dùng một số loại thuốc để tăng cường chuyển hóa bilirubin.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn là phương pháp áp dụng chủ yếu vừa tiết kiệm vừa hiệu quả ở mức độ bệnh nhẹ và vừa

– Ở mức dộ nặng: Trẻ được lọc máu, truyền máu.

– Một số trường hợp sẽ cần đến sự can thiệp ngoại khoa…

Như vậy, vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bé và tự hết nếu bé bị vàng da sinh sinh lý. Trường hợp bé bị vàng da bệnh lý bố mẹ cần lưu ý và nên đưa trẻ đi khám sớm.

Xem thêm: Vai trò của vitamin D với sự phát triển của trẻ nhỏ

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO