Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

mach me 6 cach cham soc tre so sinh bi cham sua dung don gian nhat 03

Chàm sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bé bị chàm sữa nhiều mẹ tỏ ra khá lo lắng, không biết cách chăm sóc như thế này. Những băn khoăn, lo lắng của mẹ sẽ được Gafo giải quyết trong bài viết “Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất” dưới đây.

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa (Atopic dermatitis) là dạng của viêm da cơ địa, bệnh thường xuyên tái phát và kéo dài. Biểu hiện của bệnh vẫn những vết mẩn đỏ, ngứa. Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi là đối tượng dễ gặp tình trạng này nhất.

Bệnh kéo dài có thể chuyển thành viêm da mãn tính và tạo ra sự rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa (Atopic dermatitis) là dạng của viêm da cơ địa

2. Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa chưa xác định được nguyên nhân chính xác, vì bệnh có liên qua đến các chất gây dị ứng. Bé có thể bị dị ứng, chàm sữa từ tác động bên ngoài như lông động vâth, phấn hoa, bụi, ẩm móc… Hoặc sự thay đổi trong quá trình chuyển hoá của cơ thể.

Nếu cha mẹ có tiền sự nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng da, rối loạn tiêu hoá … bé cũng dễ mắc bệnh chàm sữa.

3. Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa thường trải qua các giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: Da tấy đỏ, ngứa, các hạt nhỏ màu trắng nổi lên trên bề mặt da tạo thành mụn nước.
– Giai đoạn 2: Các mụn nước mọc nhiều, tập trung thành từng đám và liên kết thành mụn nước lớn, lan ra các vùng ra xung quan. Trong mụn nước có dịch, mọc thành từng đợt.
– Giai đoạn 3: Mụn nước căng dần, vỡ ra gây nhiễm khuẩn, ngứa, khó chịu.

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Dấu hiện trẻ bị chàm sữa

– Giai đoạn 4: Da có các mảng sừng cứng, bong vảy thành các lớp da mỏng nhãn.
– Giai đoạn 5: Vùng da bị mụn sẽ được tái tạo da non, dày lên, tăng các sắc tố.

Các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ em chỉ có tính chất tạm thời, không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách, hạn chế để bé gãi tránh nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.

4. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Khi trẻ có dấu hiệu chàm sữa bố mẹ có thể tham khảo các cách sau đây:

4.1. Dùng kem dưỡng ẩm

Chàm sữa xuất hiện khi da bị khô, mất các chất bảo vệ trên da cùng việc thay đổi thời tiết do đó việc dưỡng ẩm cho bé là quan trọng nhất. Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm lên các vùng da bị tổn thương, da bình thường trong ngày để giảm tỉ lệ trẻ tái phát bệnh.

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm lên các vùng da bị tổn thương, da bình thường

4.2. Chọn sữa tắm có độ pH thích hợp

Da trẻ rất mỏng, nhạy cảm do đó việc chăm sóc da cho bé cần chú trọng hơn. Độ pH đảm bảo độ ẩm tốt nhất của da từ 4,7 – 5,75.

Theo khuyến cáo tốt nhất trẻ sơ sinh không nên dùng xà phòng thông thường để tắm cho bé, mẹ hãy chọn những loại sữa tắm dành riêng cho con có nồng độ acid nhẹ, rửa sạch vết bẩn, không làm khô da và chứa các chất gây dị ứng cho da bé.

4.3. Không nên tắm nước lá cho bé

Không phải cứ tắm nước lá là tốt, mát da. Tắm nước lá khiến da trẻ khô hơn, thay đổi nồng độ pH trên da và chứa nhiều chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, khiến vùng da bị tổn thương trầm trọng hơn.

4.4. Mặc quần áo chất liệu mền mại cho bé

Tốt nhất mẹ nên mặc cho con những loại quần áo có chất liệu mềm mại, cotton, sợi vải thiên nhiên, rộng thoáng mát.

Mách mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa đúng, đơn giản nhất

Mẹ nên mặc cho con những loại quần áo có chất liệu mềm mại, cotton

Mẹ tránh mặc những loại vải nóng, khô cứng, len dạ vì có thể khiến con ngứa ngáy, khó chịu.

4.5. Hạn chế để bé tiếp xúc với những yếu tố gây hại

Mẹ không nên cho bé chơi đùa với thú cưng, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, môi trường có vi khuẩn…

4.6. Hạn chế để trẻ gãi lên vết thương

Gãi lên vùng da tổn thương sẽ khiến vết thương nhiễm trùng, ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy mẹ nên trông chừng bé, tránh để bé gãi lên vết thương hạn chết nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu ở vùng da bị tổn thương.

Như vậy, khi trẻ bị lác sữa bố mẹ có thể tham khảo 6 cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa Gafo giới thiệu ở trên để giúp con nhanh khỏi bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Xem thêm: Gafo sẽ mách mẹ 5 cách trị ho cho trẻ hiệu quả, bé chấm dứt ho

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO