Công thức sữa hạt

Công thức sữa hạt

Công thức sữa hạt

Như bạn được biết thì sữa hạt là loại sữa thực vật rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây, tuy nhiên so với sữa bò thì sữa hạt sẽ có giá thành cao hơn và không đa dạng như sữa bò. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo một số công thức sữa hạt sau đây để có thể tự mình làm sữa hạt tại nhà thưởng thức.

Công thức sữa hạt

Công thức sữa hạt

Phân biệt các loại hạt hiện nay

Trước khi chọn và kết hợp các loại hạt với nhau để nấu sữa, việc phân loại hạt sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về đặc tính cơ bản của chúng, nhằm mang lại hiệu quả cao khi xử lý cũng như công dụng của chúng trong các công thức sữa hạt.

Công thức sữa hạt

Phân biệt các loại hạt dựa theo tính chất và dinh dưỡng

Tham khảo: Sữa hạt là gì?

Các loại hạt dùng để nấu sữa thường sẽ phân ra 2 loại theo đặc tính như sau:

Loại 1: Theo tính chất hạt

Dựa vào tính chất các loại hạt, có 2 nhóm:

  • Hạt có tính dẻo, sánh: diêm mạch, đậu đỏ, kê,….
  • Hạt không có tính dẻo, sánh: óc chó, mac-ca, hạnh nhân, hạt điều,….

Loại 2: Theo chất dinh dưỡng hạt

Mỗi loại hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đặc trưng khác nhau, nhưng bạn có thể phân loại chúng thành theo nhóm chất dinh dưỡng như sau:

  • Hạt giàu chất béo và omega 3: óc chó, mè, hạnh nhân, hạt bí,….
  • Hạt giàu vitamin và khoáng chất: kỉ tử, yến mạch, kê, các loại họ đậu,….

Công thức sữa hạt

Các loại hạt giàu chất dinh dưỡng

Phân loại các loại hạt nấu sữa

Các loại hạt cần nấu và không cần nấu:

Một số loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tuy nhiên một số chất dinh dưỡng có thể sẽ bị hao hụt nếu đun ở nhiệt độ cao (Omega 3, vitamin C,…). Vì vậy, việc phân loại hạt sẽ không làm thất thoát lượng dinh dưỡng có trong hạt trong quá trình làm sữa.

  • Nhóm 1: Các loại hạt cần nấu chín: Các loại họ đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen,…), hạt sen, lạc,….
  • Nhóm 2: Các loại hạt không cần nấu chín: Bạn có thể xay hạt và pha cùng với nước lọc là có thể thưởng thức. Ví dụ như: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, macca, yến mạch cán dẹt,….

Gợi ý công thức sữa hạt

Nếu như bạn lo sợ các sản phẩm sữa hạt bên ngoài không đủ an toàn và dưỡng chất cho mình và gia đình thì có thể tham khảo một số công thức sữa hạt sau đây để tự mình chế biến tại nhà:

Sữa hạt sen

  • Bước 1: Để tránh sữa hạt có vị đắng, dùng tăm để tách sạch tim sen ra khỏi hạt. Rửa sạch và để ráo nước lượng hạt sen vừa tách tim.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hạt sen với một ít nước bằng máy xay sinh tố.
  • Bước 3: Đổ phần sen đã xay vào túi lọc bã sữa rồi vắt kiệt để lấy nước cốt.
  • Bước 4: Đổ nước cốt hạt sen vào nồi và đun với lửa vừa. Nhớ khuấy nhẹ và đều tay để sữa không bị đóng cặn.
  • Bước 5: Cho thêm sữa đặc, sữa tươi và đường trắng vào nồi khi thấy nước sen bắt đầu sôi. Tiếp tục đun cho đến khi sữa hạt sen bắt đầu sôi lại.
  • Bước 6: Để sữa hạt sen nguội hẳn rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đặt vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản và dùng dần trong 3 ngày.

Công thức sữa hạt

Sữa hạt điều

  • Bước 1: Rửa sạch hạt điều rồi đem ngâm với nước ấm khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu bạn sử dụng hạt điều rang sẵn thì có thể bỏ qua bước này.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hạt điều với 1.5 lít nước đã chuẩn bị sẵn. Lọc bỏ bã.
  • Bước 3: Đem phần nước cốt điều đun sôi với lá dứa già cho thơm.
  • Bước 4: Cho mật ong vào nồi, khuấy đều và tắt bếp.
  • Bước 5: Đợi sữa hạt điều nguội hẳn rồi cho vào chai để dùng dần. Bạn sẽ bảo quản sữa điều được đến 3 ngày nếu đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh.

Công thức sữa hạt

Sữa hạnh nhân

  • Bước 1: Rửa sạch và ngâm hạnh nhân qua đêm với nước muối pha loãng. Nhớ thay nước mới liên tục sau mỗi 4 tiếng và ngâm ít nhất 12 tiếng.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hạnh nhân đã ngâm với 1.5 lít nước cùng vài giọt tinh dầu quế.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã bằng vải mỏng rồi thưởng thức nước cốt sữa béo bùi đã lọc.

Công thức sữa hạt

Sữa óc chó

  • Bước 1: Tách vỏ để lấy phần nhân bên trong hạt óc chó rồi giã nhuyễn.
  • Bước 1: Xay nhuyễn phần hỗn hợp hạt này với nước và lọc bỏ bã.
  • Bước 4: Nghiền nhỏ đường phèn cho vào chén nhỏ với 1 ít nước lọc. Rồi đạt chén vào lò vi sóng và quay khoảng vài phút để đường phèn tan chảy.
  • Bước 5: Cho nước đường phèn vào sữa, khuấy đều rồi thưởng thức.

Công thức sữa hạt

Sữa đậu nành

  • Bước 1: Loại bỏ đậu hỏng, rửa sạch và ngâm ngập nước trong khoảng 6 – 8 tiếng. Rửa sạch và cắt khúc lá dứa.
  • Bước 2: Để đậu và lá dứa ráo nước rồi cho vào máy xay. Thêm nước vào đến ⅔ cối và thực hiện xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã bằng túi lọc, cố gắng dùng tay bóp mạnh để vắt kiệt nước cốt.
  • Bước 4: Đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa. Khi sữa chín và bắt đầu đóng váng trên bề mặt, cho thêm muối và đường vào. Khuấy đều tay cho đường và muối tan hết thì tắt bếp.
  • Bước 5: Để sữa nguội hẳn, cho vào chai và đặt vào tủ lạnh để bảo quản. Sữa đậu nành lá dứa có thể uống nóng hoặc lạnh, đều rất ngon!

Công thức sữa hạt

Sữa bắp

  • Bước 1: Bắp lột vỏ và râu rồi dùng dao tách hạt để riêng. Rửa phần hạt qua nước lạnh cho sạch và để ráo. Nhớ giữ lại phần râu bắp và rửa sạch.
  • Bước 2: Xay nhuyễn phần hạt ngô.
  • Bước 3: Cho bắp xay vào nồi, thêm sữa vào và đun sôi hỗn hợp ở chế độ lửa vừa. Cho thêm phần râu bắp đã rửa sạch vào để tạo vị ngọt thanh cho sữa. Lưu ý luôn khuấy đều tay để sữa không bị lắng cặn và cháy khét ở đáy nồi. Khi sữa sôi lăn tăn thì thêm phần sữa đặc còn lại vào và tiếp tục khuấy đều cho tan.
  • Bước 4: Khi sẵn bắt đầu sôi lại thì tắt bếp. Dùng rây lọc inox lỗ nhỏ để lọc sạch bã và lấy phần cốt sữa.
  • Bước 5: Để sữa nguội rồi rót vào chai. Có thể uống liền hoặc bảo quản trong tủ lạnh cho sữa mát lạnh rồi uống dần.

Công thức sữa hạt

Sữa gạo rang

  • Bước 1: Vo gạo thật kỹ với nước để lọc sạch bụi và vỏ trấu.
  • Bước 2: Cho gạo vào chảo rang ở chế độ lửa nhỏ nhất. Gạo đến khi gạo khô hẳn, ngả vàng, hạt nở bung và dậy mùi thơm.
  • Bước 3: Cho sữa và nước vào nồi rồi khuấy đều để hòa tan.
  • Bước 4: Tiếp đến cho gạo đã rang vào và ngâm trong hỗn hợp khoảng 10 phút,
  • Bước 5: Đun hỗn hợp này ở chế độ lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó, đổ sữa đặc vào và khuấy đều cho tan. Tiếp tục đun và khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi lăn tăn trở lại thì tắt bếp.
  • Bước 6: Dùng rây để lọc bỏ bã gạo. Đợi sữa nguội hẳn và thưởng thức, sữa gạo sẽ ngon hơn khi được ướp lạnh.

Công thức sữa hạt

Sữa yến mạch

  • Bước 1: Ngâm yến mạch với nước ấm trong khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Vớt yến mạch ra, rửa sạch và để ráo nước
  • Bước 3: Đem xay nhuyễn yến mạch với đường và 700ml nước.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây rồi đem đun sôi nước cốt sữa với chế độ lửa vừa. Nhớ khuấy đều cho sữa khỏi cháy khét. Thấy sữa bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.

Công thức sữa hạt

Cách bảo quản sữa hạt sau khi nấu xong

  • Bạn nên vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng những dụng chế biến, đựng sữa hạt bằng nước sôi. Đồng thời để ráo chúng để giúp bảo quản sữa lâu hơn.
  • Nên dùng chai thủy tinh có nắp đậy kín để đựng và bảo quản sữa hạt. Bởi vì chai nhựa đựng sữa lâu ngày dễ sản sinh ra phản ứng hóa học. Và sẽ không tốt cho cơ thể nếu như sử dụng sữa hạt đựng trong loại chai này.
  • Sau khi nấu xong, nên để sữa nguội hẳn rồi mới cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nhiệt độ bảo quản sữa hạt lý tưởng là từ 5°C – 10°C trong thời gian từ 3 – 5 ngày.
  • Không nên để sữa hạt ở ngoài tủ lạnh quá lâu sau mỗi lần dùng vì khiến sữa nhanh hỏng.
  • Có thể hâm nóng sữa hạt nhưng phải uống ngay chứ không nên cho ngược lại vào tủ lạnh.

Công thức sữa hạt

Nên dùng chai thủy tinh có nắp đậy kín để đựng và bảo quản sữa hạt

Nếu như bạn cần liên hệ đặt sữa hạt Gafo thì xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Lợi ích của sữa thảo mộc

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO