Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

kem la gi vai tro cua kem trong co the 02

Kẽm có vai trò vô cùng quan trong đối với cơ thể, thiếu kẽm sẽ khiến sức khoẻ suy giảm, gây các bệnh về rối loạn đường tiêu hoá, hệ miễn dịch. Vậy kẽm là gì? Vai trò của kèm trong cơ thể có tác dụng ra sao?

Kẽm là gì?

Kẽm là một loại nguyên tố vi lượng hoạt động như một yếu tố hỗ trợ cho hơn 100 loại enzyme trong cơ thể. Tế bào nào trong cơ thể cũng cần phải có kẽm nhưng tập trung nhiều nhất xương và cơ.

Do tham gia vào hầu hết các loại enzyme nên kẽm tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể như:

  • Chuyển hóa năng lượng
  • Tổng hợp protein
  • Thành phần của các men tiêu hóa
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch
  • Hấp thu và vận chuyển vitamin A
  • Ảnh hưởng đến thị giác và nhận thức
  • Tăng tốc độ làm lạnh vết thương…

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là một loại nguyên tố vi lượng hoạt động như một yếu tố hỗ trợ cho hơn 100 loại enzyme trong cơ thể

Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Nó tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, duy trì hệ thống miễn dịch, phát triển và sửa chữa các mô trong cơ thể. Kẽm giúp phân chia tế bào, tăng tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra kẽm còn giúp vận chuyển canxi vào trong máu làm ổn định hệ thần kinh.

Kẽm là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể, kẽm tham gia đắc lực vào chuyển hóa, phát triển và tồn tại của con người. Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học cao, lượng kẽm trong cơ thể thông thường từ 2-3g, phân phối không đều.

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe

Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, đời sống sinh học ngắn (chỉ tồn tại 12,5 ngày) nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn hằng ngày không cung cấp đủ, thiếu kẽm triệu chứng bộc phát không rõ rệt, tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng là nguyên nhân biểu hiện thường thấy.

Kẽm có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, nó kích thích các tế bào lympho B, từ đó nó tạo ra một hệ thống phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra kẽm còn giúp hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng (Cu), mangan (Mn), magie (Mg).

Dấu hiệu của trẻ khi thiếu kẽm

– Trẻ chậm tăng trưởng, suy sinh dưỡng, thấp còi hơn các bạn cùng tuổi.

– Rối loạn tiêu hóa và rối loạn chuyển hóa: Trẻ có dấu hiệu đầy bụng, táo bón, buồn nôn và nôn. Ngoài ra trẻ sẽ chán ăn, biếng ăn.

Dấu hiệu rõ nhất là trẻ ăn không ngon miệng, về lâu dài trẻ sẽ biếng ăn, lười ăn, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

Trẻ thiếu kẽm thường lười ăn, chậm lên cân

– Rối loạn giấc ngủ: Trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc về đêm kéo dài, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, dễ bị kích thích.

– Suy giảm chức năng miễn dịch: Trẻ dễ bị viêm đường hô hấp tái phát như viêm mũi họng, viêm phế quản, dễ viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc…

– Tổn thương biểu mô: Trẻ thường xuyên bị khô da, viêm da, nám da, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, khi bị thương vết thương lâu lành, tóc móng khô dễ gãy rụng.

– Tổn thương mắt: Một biểu  hiện dễ gặp là trẻ sợ ánh sáng, hay bị quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.

Nhu cầu kẽm trọng cơ thể

Do kẽm không dự trữ trong cơ thể nên nhu cầu cần kẽm bổ sung hang ngày rất quan trọng. Nhu cầu cần kẽm ở trẻ em thường cao hơn người lớn do tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ thể trẻ cần tổng hợp nhiều protein có chứa kẽm.

Nhu cầu về kẽm ở trẻ:

– Trẻ dưới 6 tháng nhu cầu cần  dưới 3mg zn/ngày

– Trẻ từ 6 – 11 tháng nhu cầu cần 5 – 8mg zn/ngày

– Trẻ từ 1 tuổi đến 10 tuổi cần 5 – 15mg zn/ngày

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhu cầu kẽm cao : Từ 6 – 16mg zn/ngày.

Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể giàu kẽm:

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm trong cơ thể

Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thịt đỏ (thịt bò), hải sản (cua, tôm, hàu)

Các loại hạt, đậu đỗ: hạt điều, hạt thông, hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó

Các loại rau: Bí ngô, đậu xanh, măng tây, ngô, hoai tây, rau chân vịt…

Như vậy kẽm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ, việc bổ sung kẽm từ các thực phẩm là rất cần thiết.

Bạn có thể theo dõi website Gafovn để cập nhật những kiến thức dinh dưỡng hữu ích nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn mẹ làm kẹo Nougat từ sữa bột đơn giản, thơm ngon

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO