6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

6 tac hai nguy hiem khi me cho be an dam qua som 04

Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm không hề tốt với sự phát triển của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời điểm tốt nhất mẹ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Bé ăn dặm sớm sẽ dẫn đến 6 tác hại xấu đến sự phát triển của con yêu. Mời quý độc giả theo dõi top 6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm dưới đây để tránh cho bé nhà mình mẹ nhé!

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Trong 6 tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Chức năng gan thận, mật, tụy chưa hoàn thiện để có thể xử lý và tiêu hóa thức ăn mà mẹ bổ sung rất dễ gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Hệ tiêu hóa: Bắt đầu từ khoang miệng qua hầu họng xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và tận cùng là hậu môn. Kèm theo đó là các tuyến tiêu hóa như: Tuyến nước bọt, dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột chứa men tiêu hóa.

Ở cơ thể trẻ lớn khi các chức năng tiêu hóa hoàn thiện, bình thường quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: Khi thức ăn được đưa vào miệng, răng sẽ nghiền nhỏ thức ăn kết hợp với men tiêu hóa có trong nước bọt (amylase ), thức ăn qua ngã 3 hầu họng (theo phản xạ tự nhiên nắp thanh môn sẽ đóng lại ngăn thức ăn không lọt vào đường hô hấp), thức ăn qua thực quản xuống dạ dày.

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Trong 6 tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu

Hai cơ thắt vòng thực quản trên và dưới cùng với nhu động một chiều đi xuống làm cho thức ăn không trào ngược trở lại. Sau khi qua cơ thắt thực quản dưới (cơ thắt tâm vị) thức ăn được đưa xuống dạ dày. Ở dạ dày có hệ thống cơ co bóp mạnh sẽ nhào trộn nghiền nhỏ thức ăn cùng với dịch dạ dày chứa các men tiêu hóa. Hỗn hợp thức ăn và men tiêu hóa của dịch dạ dày sau khi được nghiền nhỏ tạo thành dưỡng trấp (chyme) sau đó được đưa xuống ruột non từng phần nhỏ một.

Tại ruột non, dưỡng trấp đi đến đầu tá tràng kích thích dịch tụy và dịch mật. Nhờ đặc điểm co bóp nhu động ruột non làm cho dịch tụy và dịch mật nhào trộn với dưỡng trấp, tăng diện tích tiếp xúc của men tiêu hóa với chất dinh dưỡng đồng thời tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng này vào máu (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở ruột non), sau 3-5 giờ dưỡng trấp đi qua hết chiều dài của ruột non (chiều dài ruột non khoảng 6- 8m) đến van hồi manh tràng (là chỗ bắt đầu của đoạn ruột già ).

Van có tác dụng ngăn không cho phân trào ngược trở lại ruột non. Dưỡng trấp đi qua ruột già với tốc độ chậm, có khi phải mất đến 48 giờ (ruột già có chiều dài 1,2 – 1,5m). Với tốc độ chậm tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu lại nước, muối khoáng nên khi đến trực tràng lượng nước còn rất ít (tồn tại dưới dạng bã thải) tới đầu cuối của trực tràng qua cửa hậu môn và tống ra ngoài dưới dạng phân, kết thúc quá trình tiêu hóa.

Thức ăn dặm bổ sung dù chế biến kỹ lưỡng đến đâu nhưng so với sữa vẫn là thức ăn khó tiêu khó hấp thụ nên dễ gây ra tiêu chảy, táo bón. Về lâu dài niêm mạc đường ruột sẽ bị ảnh hưởng (giãn, viêm chợt).

Hệ lụy về dinh dưỡng

Trẻ dưới 6 tháng khi hệ tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn chỉnh cũng như phát huy được hết tác dụng. Lượng thức ăn bổ sung vào sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn nên dễ gây rối loạn tiêu hóa. Hậu quả là trẻ không nhận được dinh dưỡng qua thức ăn bổ sung mà ngược lại còn gây ra tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Trẻ dưới 6 tháng khi hệ tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn chỉnh 

Hệ lụy về sức khỏe

Trong thức ăn bổ sung chiếm chủ yếu là chất bột đường (carbohidrate), để chất bột đường này chuyển hóa thành nguồn năng lượng nuôi sống cơ thể cần dựa vào quá trình thủy phân chuỗi. Quá trình thủy phân chuỗi này lại phụ thuộc vào hệ thống các men (men tiêu hóa có ở tuyến nước bọt, tuyến dịch tụy, gan, mật, ruột).

Mà ở trẻ quá nhỏ khi hệ thống các men này chưa hoàn chỉnh, chưa thể tiết ra đủ lượng để thủy phân thành các dạng năng lượng. Khi đưa chất bột đường vào không được thủy phân hết, thời gian kéo dài sẽ sinh bệnh (vd: Bệnh tăng đường huyết do chức năng tụy không tiết ra đủ insulin để phân hóa glucose thành năng lượng).

Tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Thức ăn dặm bao gồm dạng lỏng đến đặc nếu được bổ sung sớm, do cơ thể chưa thể thủy phân hết nguồn dinh dưỡng này nên tất cả các cơ quan của cơ thể phải gánh nặng các hoạt động co bóp di chuyển trong hệ tiêu hóa (rất dễ xảy ra hiện tượng đau dạ dày, ảnh hưởng niêm mạc đường ruột). Các chức năng hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn làm việc mạnh hơn, ở dạng nhũ dịch (sữa) cơ thể chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa hơn.

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Các chức năng hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn làm việc quá sức khi trẻ ăn dặm sớm

Thức ăn dặm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi  do bất dung nạp đường lactoso có nhiều trong thức ăn bột đường.

Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cơ hội đường hô hấp

Trẻ quá nhỏ trong khi các phản xạ tự nhiên như ăn, nuốt, di chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa chưa chính xác,nên có thể xảy ra tình trạng sặc, nghẹn… cộng với việc trong thức ăn bổ sung có thể chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn trong khi hệ miễn dịch cơ thể lúc này còn khá yếu vô hình dung đang tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp sâm nhập.

Ảnh hưởng đến vị giác

Thức ăn dặm chủ yếu từ chất bột đường (Carbohidrat) chứa hàm lượng lớn đường glucose, tiếp xúc sớm với lượng đường lớn như vậy làm cho khẩu vị sẽ quen với đồ ăn chứa nhiều đường, trẻ sẽ bỏ các đồ ăn khác, khi trẻ chỉ thích thú đồ ngọt và ăn nhiều đồ ngọt dần sẽ nguy cơ mắc bệnh béo phì và đái tháo đường, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch…

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Trẻ tiếp xúc sớm với lượng đường lớn như vậy làm cho khẩu vị sẽ quen với đồ ăn chứa nhiều đường

Cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng đầu chỉ có thể là “lợi bất cập hại”. Hãy thương yêu con mình đúng cách các mẹ nhé!

Hiện nay các mẹ không khó để tìm cho con mình những sản phẩm sữa công thức bổ sung một phần hoặc toàn phần, giải pháp thay thế khi sữa mẹ không đủ cung cấp. Nên chọn loại sữa công thức (từ 0 – dưới 1 tuổi) cho phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Với sản phẩm Growtin 1 lượng tinh bột đường vừa phải, tỉ lệ sữa non, đạm whey dễ hòa tan, vitamin A, B, C, D3, vitamin K2/MK7 và các vi khoáng chất thiết yếu được cân đối, phối hợp phù hợp có trong sản phẩm sữa sẽ giúp trẻ tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt các dưỡng chất rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, giai đoạn cần được bảo vệ khi hệ  tiêu hóa còn non yếu.

6 tác hại nguy hiểm khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm sữa công thức Growtin1 do công ty thực phẩm dinh dưỡng Gafo sản xuất. Các mẹ có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích về sản phẩm tại website.

Với tất cả thông tin chia sẻ ở trên chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu mình đúng cách. 

Xem thêm: 5 thời điểm uống mật ong tốt nhất

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO