5 sai lầm của mẹ khi cho con đi tiêm phòng

Trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tiêm phòng giúp bé tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây sẽ là top 5 sai lầm của mẹ khi cho con đi tiêm phòng mà nhiều người đang mắc phải, bạn theo dõi thử xem mình có mắc phải sai lầm nào không nhé!
5 sai lầm của mẹ khi cho con đi tiêm phòng
5 sai lầm của mẹ khi cho con đi tiêm phòng
Khi đến lịch đi tiêm phòng nhiều bà mẹ lại gặp phải sai lầm nguy hại sau đây không hề tốt với sức khoẻ của bé.
1. Trẻ bị dị ứng
- Nhiều mẹ cho rằng bé bị dị ứng sẽ không tiêm phòng được, mẹ bỏ qua lịch tiêm chủng cho con.
- Bé không dị ứng với thành phần của vắc xin vẫn có thể tiêm được bình thường
- Nếu trẻ chỉ bị dị ứng nhẹ, dị ứng với những thành phần không có trong vắc xin thì vẫn có thể tiêm được bình thường.
- Nếu trẻ dị ứng nặng với các thành phần của vắc xin thì tuyệt đối không được tiêm, chỉ được tiêm khi có khuyến cáo, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng
- Với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng nhiều mẹ không dám cho con đi tiêm sợ bé bị sốc thuốc, không chịu được tác động của thuốc khi tiêm.
- Tuy nhiên theo khuyến cáo thì bé sơ sinh nặng dưới 2kg vẫn được tiêm viêm gan B như bình thường, tuy nhiên với những trẻ này hiệu quả của mũi tiêm sẽ kém hơn trẻ sinh đủ cân, đủ tháng.
- Bé nhẹ cân vẫn có thể tiêm phòng bình thường
- Với bé bị suy dinh dưỡng cần được tiêm ngừa đúng lịch để tăng cường sức đề kháng cho con, bé khoẻ hơn.
3. Trẻ đang bị bệnh
Nhiều trường hợp bé ốm, với các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho, tiêu chảy nhẹ, viêm tai giữa, ấm đầu… bố mẹ không cho tiêm. Tuy nhiên trường hợp bé bị ốm nặng, các triệu chứng bệnh nặng thì có thể hoãn tiêm, còn trường hợp nhẹ vẫn có thể tiêm phòng bình thường cho bé và cho trẻ đi khám bác sĩ.
Các trẻ bị mắc các bệnh mãn tính như tim, gan, phổi, thận… càng nên tiêm ngừa đúng lịch, để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Trường hợp bé ốm nhẹ vẫn có thể tiêm phòng bình thường cho bé.
4. Trẻ mới ốm dậy
Trẻ mới ốm dậy không tiêm phòng cho con theo lịch, do các mẹ sợ sức đề kháng của bé vẫn còn yếu, bé chưa thích ứng được với các thành phần của thuốc. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho biết giai đoạn phục hồi bệnh của bé không ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin ở trẻ. Giai đoạn phục hồi bệnh của bé không ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin ở trẻ.
5. Uống thuốc kháng sinh
Tư tưởng trẻ đang uống thuốc kháng sinh không cần tiêm phòng là hoàn toàn sai. Kháng sinh không có tác động, ảnh hưởng tới bất kỳ loại vắc xin nào. Rất hiếm trường hợp bị phản ứng khi tiêm do đang dùng kháng sinh.
Tốt nhất khi bé có các dấu hiệu bệnh lý, đến lịch tiêm phòng cho con bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở tiêm chủng và tham vấn ý kiến của nhân viên y tế. Mẹ không nên tự ý để bé ở nhà, bỏ qua lịch tiêm của con như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, không tốt cho sức đề kháng của bé.
Bố mẹ hãy theo dõi Gafovn.com để cập nhật nhiều hơn nữa những kiến thức chăm con từ Gafo nhé!
Xem thêm: 5 lưu ý khi chọn sữa cho người già
Liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG GAFO
- Địa chỉ: Xóm Mới, Xã Hồng Lạc, Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
- Hotline: 1900 633 478
- Email: gafo.vn@gmail.com
- Website: Gafovn.com